Bài viết này tiếp tục sẽ tổng hợp các dạng bài tập liên quan đến xử lý xâu trong kỳ thi Tin học trẻ. Bạn có thể xem lại các bài tập cơ bản ở bài viết Dạng bài xử lý xâu – Phần 1
Bài 4: Xử lý xâu – Đảo ngược xâu
Nhân vật sẽ yêu cầu người chơi nhập vào một sâu bất kỳ. Sau đó nhân vật sẽ thông báo xâu có thứ tự ngược lại so với sâu người dùng nhập vào.
Ví dụ: người dùng nhập vào xâu “abc123” thì nhân vật sẽ thông báo lại là “321cba”
Gợi ý hướng giải quyết:
- Tạo một biến lưu xâu đảo ngược
- Duyệt từng phần tử trong xâu nhưng sẽ duyệt từ dưới lên (hay chính là duyệt từ phần tử cuối cùng)
- Khi duyệt đến phần tử nào thì nối phần tử đó vào xâu đảo ngược
Bài giải:
Link project: https://scratch.mit.edu/projects/408546643/
Bài 5: Trộn 2 xâu
Nhân vật sẽ yêu cầu người chơi nhập vào hai sâu bất kỳ. Chương trình sẽ trộn hai xâu lại với nhau rồi sau đó nhân vật sẽ nói ra kết quả.
Việc trộn xâu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Lần lượt từ trái sang phải, một ký tự của xâu thứ nhất rồi đến một ký tự của xâu thứ hai.
- Nếu xâu nào hết phần tử thì chỉ nói ra các ký tự của phần tử còn lại.
Bài giải:
Link project: https://scratch.mit.edu/projects/408552633/
Bài 6: Phân tách chữ và số trong xâu
Nhân vật sẽ yêu cầu người chơi nhập vào một xâu bất kỳ chứa cả chữ và số. Chương trình sẽ dồn hết chữ sang bên trái (đúng thứ tự) và chữ số sang bên phải (giữ đúng thứ tự). Sau đó nhân vật sẽ nói ra kết quả.
Ví dụ:
- Xâu người chơi nhập vào là 184a4hgs1
- Xâu nhân vật cần thông báo là ahgs1841
Gợi ý hướng giải quyết:
Với bài tập này, trước tiên ta phải phân tách các ký tự trong xâu người chơi nhập vào thành 2 loại chữ và số. Các ký tự chữ tách ra sẽ được lưu thành xâu A, các ký tự số tách ra sẽ tạo thành xâu B (theo đúng thứ tự). Cuối cùng ta chỉ cần nối xâu A và xâu B thì ta sẽ được xâu kết quả.
Các bạn có thể xem lại bài tập tách chữ ra khỏi xâu (hay còn gọi là xóa mọi ký tự số, ký tự đặc biệt trong xâu bất kỳ) ở bài viết Dạng bài xử lý xâu – phần 1
Bài giải:
Link project: https://scratch.mit.edu/projects/408773404/
Bài 7: Nối xâu ở vị trí chỉ định
Nhân vật yêu cầu người chơi nhập vào hai xâu và lần lượt lưu vào biến A và B. Tiếp theo, nhân vật tiếp tục yêu cầu nhập vào 1 số n nhỏ hơn độ dài của xâu A. Nếu người chơi nhập lớn hơn, yêu cầu nhập lại cho đến khi nào đúng. Sau đó chương trình sẽ chèn xâu B vào xâu A ở vị trí n mà người chơi nhập. Cuối cùng nhân vật sẽ nói ra xâu kết quả.
Ví dụ:
- Người chơi nhập A = abc, B = 124
- Người chơi nhập n = 2
- Xâu kết quả là: a124bc
Gợi ý hướng giải quyết:
- Tạo các biến A, B và n như đề bài yêu cầu
- Cho nhân vật hỏi và lưu câu trả lơi của người chơi vào các biến như đề bài yêu cầu
- Riêng với biến n thì ta cần cho NV hỏi sau đó kiểm tra lại đáp án xem có thỏa mãn điều kiện (n < length of A) không. Nếu không thì cần repeat việc hỏi cho đến khi thỏa mãn điều kiện
- Duyệt từng phần tử của xâu A từ phần tử thứ 1 cho đến phần tử n-1 và lưu nó thành xâu mới, tạm gọi là xâu A1
- Duyệt từng phần tử của xâu A từ phần tử thứ n cho đến hết và lưu nó vào một xâu mới, tạm gọi là A2
- Ta nối A1, B và A2 thì sẽ được xâu đề bài yêu cầu
Bài giải
Link project: https://scratch.mit.edu/projects/408776435/
Bài 8: Phân tách từ trong xâu
Nhân vật sẽ yêu cầu người chơi nhập vào một tên đầy đủ bao gồm họ, tên đệm và tên. Chương trình sẽ giúp phân tách đâu là họ, đâu là tên đệm và đâu là tên. Sau đó nhân vật sẽ thông báo kết quả ra màn hình.
Ví dụ:
- Tên người chơi nhập vào là Lê Hoàng ==> Kết quả nhân vật sẽ nói ra là: Họ là Lê, tên là Hoàng
- Tên người chơi nhập vào là Nguyễn Văn An ==> Kết quả nhân vật sẽ nói ra là: Họ là Nguyễn, tên điệm là Văn, tên là An
- Tên người chơi nhâp vào là Lê Thị Ngọc Anh ==> Kết quả nhân vật sẽ nói ra là: Họ là Lê, tên đệm là Thị Ngọc, tên là Anh
Gợi ý hướng giải quyết:
- Chúng ta sẽ dùng dấu hiệu là dấu cách để phân tách các từ trong một xâu.
- Cần duyệt từng phần tử trong xâu cho đến khi gặp xấu cách. Như vậy thì toàn bộ các ký tự vừa duyệt qua sẽ thuộc 1 từ. Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến hết xâu thì ta sẽ tách được hêt các từ trong xâu đó
- Tuy nhiên số lượng từ trong xâu là không thể biết trước. Tên có thể có 2, 3, 4, 5 từ. Do đó ta sẽ dùng list (thay vì biến) để lưu các từ tách ra được vì ta không biết cần phải lập bao nhiêu biến cho đủ
- Cuối cùng, phần tử đầu tiên trong list chính là họ. Phần tử cuối cùng trong list sẽ là tên. Phần tử còn lại ở giữa (nếu có) sẽ là tên đệm
Bài giải:
Link project: https://scratch.mit.edu/projects/408782374/
Xem thêm các bài tập xử lý xâu phần 1 tại đây!
Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tin học trẻ tại đây!
Pingback: DẠNG BÀI XỬ LÝ XÂU (STRING) - Dạy & Học: Lập trình cho trẻ em